ĐẠI THÀNH QUYỀN LUẬN (HAY CÒN GỌI LÀ “Ý QUYỀN”)
Tác giả: VƯƠNG HƯƠNG TRAI
Xin cảm ơn bạn Tuấn Anh, người đã mất công sức và tiền bạc để có bản dịch này. Theo cá nhân tôi, có lẽ do người dịch không phải là người luyện tập, nghiên cứu võ thuật, nên bản dịch có đôi chỗ chưa chính xác, tuy vậy bản dịch này vẫn rất có giá trị. Quân.
1. Luận điểm cá nhân
Vai trò quan trọng nhất của đạo quyền thực chất là giải quyết được nhu cầu tạo lập nền tảng tinh thần cho dân tộc, hình thành những kiến thức căn bản về việc lập quốc có tính chất học thuật, tạo nền tảng tư tưởng triết học nhân sinh, đồng thời đạo quyền còn được coi là huyết mạch của hệ thống giáo dục xã hội. Sứ mệnh của đạo quyền là phải giúp cho người học biết tu tâm và bày tỏ tình cảm, thay đổi tâm sinh lý theo chiều hướng có lợi, phát huy được ưu thế vốn có của mình, để tinh thần luôn minh mẫn và sáng suốt, cơ thể luôn khỏe mạnh, thể hiện được ý nghĩa ích nước lợi dân của đạo quyền, tuy nhiên thời gian đầu người ta không coi trọng việc truyền bá kỹ thuật ra đòn. Khi đã hoàn thành được sứ mệnh kể trên thì có thể gọi là “Quyền thuật”, nếu không thì bị coi là những điều dị đoan trái với chủ trương giáo nghĩa chính thống mà thôi. Luyện tập môn quyền lập dị giống như là uống phải thuốc độc, không thể diễn tả hết bằng lời về những tác hại của nó. Với mong muốn đem lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người, cùng với tâm trạng luôn cảm thấy đau lòng cũng như không thể nhẫn tâm thờ ơ với những cảnh tai ương mà mình đã tận mắt chứng kiến, bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong hơn 40 năm luyện tập võ đạo, học giả đã tích cực nghiên cứu và tìm hiểu ý nghĩa thực sự của đạo quyền, nguyên lý và quy tắc khoa học, tự mình thể nghiệm thực tế để có chứng cứ xác thực, loại bỏ những điều bất lợi, tạo ra bí quyết riêng, giảm bớt nhược điểm và phát huy sở trường, lấy mạnh bù yếu, loại bỏ sự giả tạo giữ lại sự chân thật sinh động, thể hiện được sự am hiểu đạo lý của nhiều phương diện, phát huy được thế mạnh, chính vì vậy mà môn quyền thuật này đã trở thành một trong những môn có sức hút đặc biệt nhất hiện nay, rất nhiều người theo học đã bày tỏ rằng họ cảm thấy rất vui, hạnh phúc và thoải mái khi luyện tập môn quyền thuật này. Chính cái tên “Đại Thành” đã thể hiện rõ đây là môn quyền của tất cả chúng ta, bởi tất cả những người theo học đều nói rằng họ cảm thấy hứng thứ với môn quyền này một cách hết sức tự nhiên, tuy nhiên đó chỉ là những điều chúng ta được nghe kể lại mà thôi. Nhìn vào tình hình thực tế hiện nay, có thể thấy người ta đã đánh giá môn quyền này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện ý chí tinh thần, tình cảm vững bền, tạo sức mạnh tự nhiên cho con người. Nói một cách tổng thể thì môn quyền thuật này giúp con người thích ứng với môi trường xung quanh; Hay nói cách khác, là lấy nguyên tắc nguyên lý của vũ trụ làm gốc, nuôi dưỡng tinh thần viên mãn và cơ thể khỏe mạnh, tạo ý chí vững vàng, hư thực vô định, rèn luyện để có được bản năng xúc giác linh hoạt. Tuy nhiên, chỉ diễn tả bằng lời nói thì sẽ không thể thấy hết được sức mạnh tiềm ẩn, nhưng thể hiện bằng hành động thì chúng ta sẽ cảm nhận được ngay. Ở đây không bàn luận đến những nhà quyền thuật bình thường chỉ biết coi trọng hình thức và phương pháp, sử dụng đường quyền cứng nhắc và thô kệch. Thành thực mà nói do quá coi trọng hình thức và phương pháp, nên những nhà quyền thuật bình thường này đã diễn bài quyền với những động tác rườm rà, dị hình dị dạng, điều đó càng làm thêm tăng tính thô kệch, đối với môn vận động có tính quyết liệt cao mà người truyền dạy sai thì người học cũng sẽ tập sai theo, nhưng điều mà người ta không thể ngờ tới là chính sự vận động đó đã làm tổn thương cơ thể, có thể coi đó là hành động tự sát, bởi thần kinh - tứ chi - khí quản - cơ bắp sẽ bị hủy hoại dần dần, khiến cho người tập cảm thấy chán chường uể oải dẫn đến suy sụp tinh thần. Như vậy có thể nói là môn quyền đó đã hoàn thành sứ mệnh của mình hay không? Tuy nhiên, ở đây học giả không dám nói rằng học môn quyền này là thượng sách, nếu theo luận điểm hiện đại và của thời gian trước đây, thì cũng vẫn có thể khẳng định rằng đây là môn quyền hết sức độc đáo. Hơn nữa, so với thời đại trước thì kiến thức học thuật ở thời đại này đương nhiên phải được nâng lên một tầm cao mới, nếu không thì nó sẽ không thể tồn tại và phát triển được! Đó chính là cở sở để khẳng định rằng môn quyền này thích hợp với việc rèn luyện hệ thống thần kinh và tứ chi, giúp cho người tập có được trí lực dồi dào, bảo vệ và giữ cho cơ bắp luôn khỏe mạnh rắn chắc, khí huyết lưu thông, hô hấp tốt, hơi thở khỏe mạnh, từ đó dần dần tăng cường được sức khỏe, hiệu quả thực tế thể hiện ngay sau khi luyện tập. Về phương pháp học cách tập trung lấy sức lực thì bài viết này chỉ trình bày sơ qua (rậm lời). Tác giả của bài viết này cũng là người đã tham gia luyện tập quyền đạo. Do tuổi cũng đã cao, hơn nữa để đáp ứng như cầu tìm hiểu sâu môn quyền này, nên học giả đã cố gắng sưu tầm những kiến thức có nguy cơ thất truyền được ví như là những dấu chân chim hồng trên tuyết, cùng những ghi chép lộn xộn về những điều mà học giả đã học được thường ngày để viết thành bài này, với mong muốn mọi người sẽ dễ dàng tham khảo và lĩnh hội được những cái hay của môn quyền này. Ngoài ra, với tâm niệm học hỏi tìm tòi tri thức là trách nhiệm và tôn chỉ, những người có đức có tài trong nước đã rất tích cực chỉ bảo và đóng góp ý kiến đối với môn quyền này, hoặc họ đã trực tiếp đến tận nơi để truyền dạy những điều mình biết, bởi họ đều có chung một niềm say mê với với lĩnh vực này, tuy chỉ là một chút hiểu biết nông cạn nhưng họ cũng muốn góp sức mình để môn quyền này ngày càng được hoàn thiện hơn, hy vọng ngày càng có nhiều người theo học với tinh thần khiêm tốn học hỏi để có kiến thức phong phú hơn, một mặt tích cực tìm hiểu tường tận các vấn đề nan giải, mặt khác cố gắng phát huy hết khả năng vốn có của mình, và luôn hi vọng có thể cùng nhau nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào, để tìm tòi và đúc kết được những kiến thức cô đọng nhất, tạo nhiều phúc lợi và nâng cao trình độ thể dục thể thao cho mọi người dân, nếu không thực hiện được những mong muốn bức thiết này, thì họ cảm thấy công việc mà họ đã làm không giá trị gì cả. Tuy nhiên, nếu hiệu quả nâng cao không được như ý muốn thì cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến tinh thần, hoặc làm giảm trí lực của thế hệ chúng ta. Môn học thuật này lấy tiêu chí nhân loại cùng sở hữu làm nền tảng căn bản, vậy thì làm sao mà có thể giữ bí quyết cho riêng mình? Cho nên học giả không sợ nội dung sơ sài, mà cố gắng tận dụng hết vốn kiến thức của mình để viết thành bài này. Tuy nhiên, do khả năng có hạn cho nên không thể trình bày được hết những nét đặc sắc tinh vi của môn quyền này. Hơn nữa, những ghi chép bằng tay khó có thể giúp cho người đọc hình dung được nội dung tỉ mỉ hàm chứa trong đó, với tâm niệm thuật lại chi tiết những điều mà mình suy ngẫm, mong mọi người đọc được một điều thì suy ngẫm ra thành nhiều điều (đọc ít hiểu nhiều). Ngoài ra, với tấm lòng thụ đạo hết sức chân thành cùng với sự nhiệt tình hứng thú hy vọng sẽ tránh được sự công kích của ngôn luận.
Hà Bắc – Bác Lăng, Vương Hương Trai.
2. Khái quát tình hình luyện tập quyền đạo
Trong những thế kỷ gần đây đại đa số người tập quyền luôn có ý phơi bày sự rắn chắc khác thường của cơ bắp để cho mọi người biết rằng mình là người biết chơi thể dục thể thao. Nhưng điều mà họ không ngờ tới là chính hiện tượng phát triển khác lạ đó đã gây trở ngại cho lĩnh vực y tế, và đối với những người hoạt động trong lĩnh vực này thì họ cho rằng môn quyền đó thực sự không có tác dụng gì hết, đây cũng là điều mà các nhà sinh lý học cấm kị nhất, họ coi sự vận động đó không có giá trị gì cả. Trong những năm gần đây, trên một số tờ báo đã đăng tải những bài viết chỉ trích vấn đề trên, tuy có một số bài viết của một số người hiểu lý lẽ thông thường bày tỏ sự đồng tình, xong đại đa số vẫn cho là dung tục ngu muội, nhẫn tâm gây ảnh hưởng xấu đến lý tưởng tốt đẹp, đặc biệt là nói liều, bêu xấu con người, không thể nói lên được sự thật, cuối cùng không trách khỏi sự chê trách của nhiều người. Nói chung từ trước cho đến nay học giả đã tích cực sưu tầm những kiến thức có nguy cơ bị thất truyền (tuyệt học) để mưu cầu phúc lợi cho nhân loại, chính những nhân sĩ luôn trung thành với tư tưởng chính thống và sự thông minh tuyệt đỉnh đã thông cảm với những hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội từ trước cho đến nay, mặc dù tiêu chuẩn thấp nhưng họ vẫn muốn xem nó sẽ tiếp diễn như thế nào. Vì sự tồn tại lâu dài của đạo quyền, họ thực sự không dám đề cập đến cái riêng mà chỉ hy vọng những người có đức có tài trong nước hiểu và đánh giá đúng về nó.
Đạo quyền được bắt nguồn từ việc áp dụng hình dáng và ý nghĩa tương tự với cách thức vật lộn đọ sức của loài cầm thù, nhưng đã được phát triển và tiến hóa dần, kết hợp sử dụng yếu tố tinh thần để thể hiện tất cả các mô phạm phép tắc chuẩn mực, vì vậy các kỹ thuật của môn quyền này cơ bản đã được hình thành ngay từ đầu. Tuy nhiên, các võ sư thời cận đại lại tạo hình không giống như vậy, họ phát triển môn quyền theo xu hướng có lợi cho tinh thần cũng như ý chí tình cảm của người tập. Theo cách nói của người xưa: “Dùng lực thì phải chậm rãi và chắc chắn, dùng ý thể hiện sự linh hoạt uyển chuyển”, vì vậy mà việc tìm tòi thử nghiệm thực tế để tạo ra nét tự nhiên là điều cần thiết phải làm. Tuy nhiên, dùng lực mà làm cho cơ bắp trì trệ không phát triển tốt, thì xương cốt của cơ thể cũng sẽ không linh hoạt, bởi vậy những người làm công tác y tế không hưởng ứng điều này. Về phương diện võ thuật mà nói, nếu dùng lực thì sẽ có lúc hết sức lực, dùng pháp tức là đã thể hiện hết thuật pháp, có phương pháp lại chỉ thể hiện cục bộ, vì vậy sau này người ta đã sáng tạo thêm, để chứng tỏ mình không học theo bản năng. Khi không thể thống nhất được tinh thần, mà lại không dốc được hết sức lực thì sẽ không thể làm theo cách hô ứng lực của vũ trụ, khi đó tinh thần của người tập bị hạn chế trong một phạm vi nhất định, động tác thể hiện trông giống như là giẫm chân tại chỗ và đang do dự không muốn tiến lên. Tuy nhiên, dùng lực vẫn được coi là cách đề kháng chống cự, mà sự đề kháng chống cự lại phát sinh khi sợ kẻ địch tấn công, như vậy khi không thể chấp nhận sự tấn công của đối phương, thì liệu bạn có thể không nghĩ cách tấn công đối phương hay không? Điều này cho thấy tác hại của việc chỉ dùng lực thực sự là rất lớn. Cho nên phải biết cách kết hợp sử dụng lực (sức lực) và ý (ý chí) cùng thời điểm để tạo ra một nguyên khí tốt cho bản thân, bởi đây là hai nhân tố căn bản bổ trợ cho nhau, dùng ý tức là dùng lực, bởi ý tức là lực. Tuy nhiên, không thể chỉ dùng lực để làm cho máu ngưng tụ ở các cơ bắp, mà phải biết dùng ý chi phối để tất cả các cơ bắp luôn ở trạng thái thả lỏng bình thường, nếu không làm được như vậy thì các cơ bắp của bạn mãi mãi sẽ không thể co về trạng thái tự nhiên được, khi đó bạn cũng sẽ không còn sức lực để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Một khi không thể giữ được sức sống tự nhiên, thì việc tập dưỡng sinh hay ứng dụng các kỹ thuật khác cũng đều không có tác dụng. Bạn phải biết là ý chí được tạo ra bởi chính trạng thái tinh thần của bạn, sức lực cũng thay đổi theo ý chí, ý được coi như là “tướng soái” của lực, lực là “quân” của ý, khi ý căng lực giãn, cơ bắp được thả lỏng linh hoạt, dâu tóc mọc nhiều, thì sinh lực được coi là mũi nhọn tiên phong trong việc tạo ra những điều đó, tuy nhiên không phải tự nhiên mà trong ý lại có lực. Chính vì vậy mà hai mươi năm trước môn quyền này đã từng được gọi với cái tên “Ý quyền”, người xưa lấy chữ “Ý” để thể hiện thần sắc - tinh thần, tức là môn quyền này rất coi trọng trạng thái ý chí và tinh thần, bởi nó đã thức tỉnh rất nhiều người, bạn có thể xem hình thức là biết được nội dung (trông mặt mà bắt hình dong), giác ngộ được nhiều phương diện, đây chính là xu thế phát triển chính hiện nay, nhưng các võ sư bình thường lại hay quan tâm nhiều đến ý kiến cá nhân, có thể coi đây là một thói xấu lâu ngày khó sửa. Đại đa số không biết bình tĩnh xử lý vấn đề theo hướng lấy mạnh bù yếu, giảm bớt nhược điểm và phát huy sở trường, nghiên cứu thảo luận những vấn đề không đúng còn tồn tại, mà họ lại cứ bảo thủ giữ nguyên ý kiến của mình, vậy thì làm sao mà có thể làm được điều gì tốt hơn? Và như vậy thì họ sẽ không biết mình được cái gì và mất cái gì, đó thật sự là một điều đáng tiếc. Hơn nữa khi trí lực vẫn còn mà lại không cố gắng theo đuổi, thì sẽ khiến cho ý nghĩa chân chính của đạo quyền bị mai một theo, hy vọng
mong muốn chân thành của cá nhân người viết bài này như là một hồi chuông làm thức tỉnh tinh thần đã bị tê liệt, giúp họ lấy lại tinh thần, dũng mãnh hơn để tiếp tục tiến bước.
3. Luận về tín điều và quy tắc
Việc học quyền không chỉ góp phần rèn luyện tứ chi, mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa hết sức quan trọng. Xét về phương diện truyền thống, thì trước tiên người học phải có đức hạnh, tiếp theo là phải nghiêm túc tuân thủ các tín điều, ví dụ như: Tôn sư, kính trên, coi trọng tình thân, có hiếu đối với cha mẹ, tín nghĩa, nhân ái… Tất cả những đức tính này đều phải có ở người học. Ngoài ra, người học cũng cần phải có sự nhiệt thành của người hiệp khách khắc cốt ghi tâm lời dạy của phật, luôn có ý chí tích cực học hỏi mọi người, nếu như không có đủ điều kiện các điều kiện trên thì sẽ không được gọi là võ sư. Chí ít cũng phải có khí phách, tính cách thật thà chất phác, kín đáo thâm trầm, có tinh thần kiên nhẫn và quả quyết, biết bày tỏ tình cảm với mọi người xung quanh, có tư chất mẫn tiệp (nhanh nhẹn) và dũng cảm, đặc biệt là phải đáp ứng đủ điều kiện căn bản của người học, nếu không thì khó có thể được truyền dạy. Khi đã đáp ứng được điều kiện, thì việc truyền dạy theo trình tự cũng là một vấn đề tương đối nan giải. Trước đây, khi các bậc tiền bối truyền dạy cho một người, thì phải thận trọng xét đi xét lại, do nhân tài hiếm, nên họ không dám coi nhẹ vấn đề tuyển dụng. Theo trình tự truyền thụ, thì trước hết phải lấy tứ dung ngũ yếu làm gốc. ví dụ như: Đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, thần thái trang nghiêm, tiếng tịnh, ngoài ra truyền bí quyết được cô đọng trong 5 chữ: “Kính – Thận – Ý – Thiết - Hòa”. Sau này 5 chữ này được viết thành bài ca với ý nghĩa như sau:
Tập quyền ký nhập môn, thủ yếu tôn sư thân, thượng hữu tu trọng nghĩa, võ đức canh cẩn tôn. (Khi đã muốn nhập môn quyền, thì trước hết phải biết đạo tôn sư, trọng tình thân, coi trọng tình nghĩa bạn bè, càng phải biết rèn luyện và giữ vững đạo đức tác phong của người theo học quyền đạo).
Động tắc như long hổ, tịnh do cổ phật tâm, cử chỉ nghi cung thận, như đồng hội đại tân. (Động tác như rồng hổ, tâm tĩnh như tâm phật, cử chỉ phải cung kính cẩn trọng)
Cung tắc thần bất tán, thận như thâm uyên lâm, giả tá vô cùng ý, tinh mãn hỗn nguyên thân. (Thể hiện sự cung kính từ đáy lòng, cẩn trọng như khi sắp đi đến gần vực sâu, nhưng bề ngoài lại phải vờ như không có ý gì, có tinh lực dồi dào nhưng lại phải giả vờ hồ đồ).
Hư vô cầu thực thiết, bất thất trung hòa quân, lực cảm như thấu điện, sở học dữ nhật thâm. (Tìm kiếm sự chân thực trong cái hư vô, trung hòa cân bằng các mặt, khả năng cảm nhận nhanh như luồng điện, đã chú tâm theo học thì nhất định sẽ có sự tiến bộ rõ rệt).
Vận thanh do nội chuyển, âm vận giống long ngâm, cung thận ý thiết hòa, ngũ tự bí quyết phân. (Chuyển đổi giọng nói từ bên trong, âm thanh ý vị giống như long ngâm, cung kính cẩn trọng để có sự thân thiết hòa thuận, thông hiểu bí quyết 5 chữ).
Kiến tính minh lý hậu, phản hướng thân ngoại tầm, mạc bị pháp lý câu, canh vật trung học nhân. (Khi đã có được các đức tính cần phải có và chân lý có liên quan, tiếp tục học hỏi người khác, tránh rơi vào vòng lao lý, càng không nên chấm dứt việc học hỏi người khác).
4. Luận về đơn trọng và không cứng nhắc mô phỏng
Ở đây chúng ta sẽ luận về nguyên tắc nguyên lý của đạo quyền, không bàn về những động tác luyện tập hàng ngày, mà chỉ đề cập đến những vấn đề nằm trong khuôn khổ của môn võ thuật, tức là cách giữ cân bằng cơ thể, không được tạo dáng lệch. Nếu có một số động tác hơi bị mất thăng bằng, thì tức là bạn đã cứng nhắc mô phỏng giống hình dáng thực tế, khi đó lực cũng bị phá vỡ. Tất cả những yếu tố: Thần – hình - lực - ý đều không được bắt chước phỏng theo y nguyên, một khi bạn đã bắt chước y nguyên thì chỉ mang tính chất phiến diện, như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu của phương diện y tế, học giả nên ghi nhớ điều này. Bạn phải học cách lấy sự thăng bằng nhưng lại không được quá cứng nhắc. Hơi cứng nhắc thì lại dễ phạm phải bệnh “song trọng”, tất nhiên cũng không được phép quá linh hoạt, nếu quá linh hoạt thì dễ tạo ra vẻ bề ngoài hào nhoáng nhưng thực chất thì lại không có tác dụng gì, điều này được ví như là cây có hoa nhưng không có quả. Cụ thể là phải tạo cảm giác thư thái để thực hiện những động tác thay đổi thích hợp, khi tạo lực cũng không được phép làm gián đoạn điều này, như vậy thì lực sẽ không bị mất đi. Song trọng không phải chỉ có hai bộ phận chân, mà nó còn có ý nói đến các bộ phận như đầu - tay - vai – khuỷu tay - đầu gối – hông và các khớp lớn nhỏ đều có độ căng giãn khác nhau khi hơi có một chút lực tác động đến, đây chính là sự khác biệt của yếu tố hư thực. Ngày nay đại đa số các võ sư đều từ hướng đơn trọng phiến diện đi theo hướng song trọng tuyệt đối, tuy nhiên phương thức song trọng tuyệt đối dễ bị hủ bại. Còn đối với người học đơn trọng và song trọng, học càng lâu thì càng thấm. Nói về điều này, những bài luận do chính các võ sư ngày nay biên soạn cũng có chỗ chưa được thỏa đáng, huống hồ là tác giả, trong phần này tác giả chỉ muốn đề cập đến yếu tố lộ hình phạm quy mà làm phá hỏng cái cốt cách. Không nên cứng nhắc mô phỏng, bởi điều đó sẽ làm cho các động tác không có sự gắn kết với nhau, dù cho bạn biết sử dụng thành thạo bí quyết đơn trọng đi chăng nữa, nếu không có khả năng lĩnh hội hiểu ý thì cũng không khác gì việc bạn không biết cách sử dụng phương pháp song trọng. Nếu các động tác không được thực hiện một cách tự nhiên thì bạn cũng sẽ cảm thấy không thoải mái, xương cốt không linh hoạt, đây là điều không thể tránh khỏi khi áp dụng phương pháp cứng nhắc, bạn không thể tùy cơ ứng biến với mọi tình huống, hơn nữa lại không có phương hướng thay đổi, như vậy càng không thể phát huy được tác dụng như ý muốn. Khi bạn cho rằng mình đã thể hiện thần và ý hết sức tự nhiên, mà vẫn không ứng dụng được hết khả năng của xúc giác, thì vẫn không có đủ chứng cứ để chứng minh bạn đã thể hiện tự nhiên. Ví dụ khi hai bên quyết đấu, cái lợi cái hại sẽ thấy ngay trước mắt, nếu không cẩn trọng thì chỉ một chút sơ xuất nhỏ cũng sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc, khi đã tiếp cận mà vẫn chưa có xúc giác, thì tất nhiên sẽ không thể ứng phó ngay được, sau khi giải quyết xong tình huống đó bạn cũng sẽ lại không biết lúc nào sử dụng động tác nào thì thích hợp, thì đó gọi là cách ứng phó tình huống tự nhiên, bản năng của bạn sẽ tự động bộc phát để giúp bạn ứng phó tình huống.
5. Thể nghiệm tính thực hư trong sự trừu tượng
Phương pháp nhập môn quyền chính xác được kết tinh trong quá trình vận dụng đồng nhất các yếu tố thần – hình – ý – lực. Loại hình vận dụng này áp dụng những thứ vô hình không thể nhìn thấy được cũng không thể nghe thấy được, vô hình còn gọi là vô tượng. Luận theo phương thức hữu hình thì thế của nó như là lá cờ bay phấp phới trong không trung, duy chỉ có lực của gió là có thể phát huy được tác dụng, hay còn gọi là sự ứng hợp với không khí; Lại ví như cá bơi ở những khu vực có sóng, bị sóng đánh nhấp nhô và mất phương hướng, lúc này cơ quan thính giác của nó đóng vai trò xúc giác để tìm cách bơi ngang hay bơi dọc. Một mặt cùng vận động theo sự vận động chung, mặt khác bình tĩnh ứng phó với tình huống bất ngờ. Phải lấy cái hư vô để suy đoán cái hữu hình, cũng có thể lấy cái hữu hình để phỏng đoán cái vô hình, nói theo cách nói của phật giáo “Vô vi mà lại hữu vi” (cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên, không phải làm gì cả mà vẫn có triển vọng), “Vạn pháp giai không, tức là thực tượng” (trăm phương nghìn kế cũng như không, tức là cứ để hình ảnh thực). Ví dụ như khi tìm hiểu đầu mối câu chuyện về việc làm tranh của dòng tộc Hoàng Tân Hồng (Nghê Hoàng) thì được biết các nét vẽ thanh tú, ẩn chứa trong đó là sự nhẹ nhàng êm ái đặc biệt, tính cơ động và khả năng tạo hứng thú đều nằm trong cái thần thái vô hình đó, nhưng vẫn có thể cảm nhận được ý nghĩa của nó, cho nên khi tập mà đứng trước gương thao tác, thì e rằng bạn sẽ không tìm ra được các hình thái cần thiết, như vậy là ý nghĩa nội hàm không có mà thần thái cũng không còn.
Khi tập cần phải tưởng tượng là mình đang phải đối đầu với kẻ địch ở trong một khoảng không gian chỉ vẻn vẹn có 3 thước ngoài 7 thước trong, xung quanh có nhiều lưỡi gươm đao của kẻ địch, hoặc tưởng tượng ra cảnh đang có con rắn độc bò đến nên mình phải có khí phách dũng cảm, không được sợ hãi để có thể ứng phó kịp thời, cầu cái thực trong cái hư để có thể sinh tồn. Khi có nhiều kẻ địch, thì nên cầu cái hư trong cái thực, muốn làm được như vậy thì hàng ngày phải tích cực luyện tập và thể nghiệm, phải có khả năng kiềm chế tình cảm. Nói tóm lại, phải luôn có tinh thần và ý chí xung mãn, đồng thời phải biết cách thoát khỏi tất cả yếu tố làm bạn phân tâm.
Bạn phải nhớ kỹ là khi tập thì phải tập từ từ, nhưng tinh thần thì lại phải có sự nhạy bén, đối với một số động tác lấy sức, vừa biết cách tính toán cụ thể vừa phải biết cách ứng phó kịp thời, trong ngoài phải có sự liên kết với nhau, tính chất hư thực bổ trợ cho nhau, nhưng tất cả đều phải nhất quán. Lúc nào cũng phải có tinh thần ứng phó tốt, thì sự nhạy bén của bạn cũng sẽ được rèn luyện và khi cần thiết nó sẽ bột phát một cách tự nhiên. Khi mới học, cần phải học cách đứng thẳng như cột, dần dần chuyển sang luyện tập những động tác tiếp theo. Nói tóm lại thần – hình – ý và lực phải tạo thành một thể nhất quán, đồng thời cũng phải kết hợp tứ tâm (đỉnh tâm, bổn tâm, thủ tâm, túc tâm), thần kinh thống nhất, động mà như không động (khi mới vận động phải đem lại cái cảm giác như không vận động), phải cẩn trọng không để gây ra tình trạng không hòa hợp, tứ chi xương cốt cũng cùng vận động, cho nên không được thực hiện động tác quá câu nệ, cũng không được dừng lại đột ngột, mà phải tiếp tục kết hợp chặt chẽ với bầu không khí xung quanh, phát huy tác dụng của yếu tố căng chùng ở các động tác lấy sức. Tất cả những yếu tố này bạn hoàn toàn có thể thực hiện được (ngõ hầu có thể thực hiện được).
6. Nguyên tắc chung
Quyền bổn phục ưng, linh không tùng đằng, bình dị cận nhân, lý thú tùng sinh. Nhất pháp bất lập, vô pháp bất dung, quyền bổn vô pháp, hữu pháp dã không (Đạo quyền vốn dĩ được nhiều người quan tâm, bởi nó đem đến cho người ta sự linh hoạt và dẻo dai, tạo được vẻ hiền hòa dễ gần, tinh thần và lý trí tràn đầy, nếu chỉ có một cách thì không tồn tại lâu được, nhưng cũng còn hơn là không có cách gì,
đạo quyền vốn vô pháp mà lại như có pháp).
Tồn lý biến chất, đào dã tính linh, tín nghĩa nhân dũng, tất tại kỳ trung. Lực nhậm tự nhiên, kiểu kiện do long, tổ nạp linh nguyên, thể hội công năng (Luôn có lý trí thay đổi, dốc hết sức tôi luyện tinh thần – tính tình – tình cảm, sống nhân nghĩa, hòa nhã và có uy tín. Sức mạnh sẽ đến tự nhiên, khỏe mạnh cường tráng như long thần, phản ứng nhanh nhạy, thể hiện được công năng).
Bất tức bất ly, lễ nhường kiêm cung, lực hợp vũ trụ, phát huy lương năng. Trì hoàn đắc khu, cơ biến vô hình, thu thị thính nội, rèn luyện thần kinh. (Không thân cũng không sơ, phải nhường nhau theo lễ nghi, tỏ sự khiêm tốn và cung kính, hòa mình với trời đất, phát huy năng lực. Ứng biến vô hình, nghe nhìn và suy xét, rèn luyện thần kinh).
Động như nộ hổ, tĩnh tự triết long, thần do vụ báo, lực nhược tê hành. Súc linh thủ mặc, ứng cảm vô cùng. (Khi ở trạng thái động thì có khí thế bừng bừng dữ dội, khi ở trạng thái tĩnh thì như rồng ẩn, thần như báo beo, lực mạnh như con tê giác. Tích trữ và nuôi dưỡng tính linh,
giữ cho tâm can luôn bình thản, sẽ có khả năng cảm ứng vô cùng).
7. Bài ca về bí quyết (dịch sang âm hán việt)
Có rất nhiều phương pháp được người xưa viết thành bài ca, để làm công cụ truyền dạy, có sự lược bớt hoặc thay đổi tuy nhiên vẫn giữ được ý chính, sau khi biên tập bài ca về bí quyết đặc biệt này, tôi xin cung cấp để học giả tham khảo:
Quyền đạo cực vi tế, vật dĩ tiểu đạo thị, khai bích thủ trọng võ, học thuật thủy vu thử.
Đương đại đa thất truyền, hoang đường vô biên tế, quyền đạo cơ phục ưng, vô trường bất hội tập.
Thiết chí xướng quyền học, dục phục cổ nguyên thủy, minh tâm cứu lý tính, kỹ kích nãi kỳ thứ.
Yếu tri quyền chân tủy, thủ do chiến trang khởi, ý tại vũ trụ gian, thể nhận học thí lực.
Bách hài xanh quân hằng, khúc chiết hữu diện tích, phỏng phất khởi vân đoan, hô hấp tịnh trường tế.
Thư thích canh du dương, hình tượng nhược phong trí, tuyệt duyên bính tạp niệm, liễm thần thính vi vũ.
Mãn thân không linh ý, bất dung niêm hào vũ, hữu hình tự lưu thủy, vô hình như đại khí.
Thần miên do như túy, du nhiên thủy trung dục, mặc đối hướng thiên không, hư linh tu định ý
Hồng lư đại dã thân, đào dung vật bất kế, thần cơ tự nội biến, điều tức thính tịnh hư
Thủ tịnh như sở nữ, động tự triết long cử, lực tùng ý tu khẩn, mao phát thế như kích
Cân nhục tù dục phóng, chi điểm lực cổn ti, la hoàn lực vô hình, biên thể đàn hoàng tự.
Quan tiết nhược cơ luân, sủy ma ý trung lực, cân nhục tự kinh sà, lữ bộ phong quyển tịch.
Tòng hoàng khởi cự ba, nhược kình du hoàn thế, đỉnh thượng lực không linh, thân như thằng điếu hệ.
Lưỡng mục thần ngưng liễm, lưỡng nhĩ thính tịnh cực, tiểu phúc ứng thường viên, hung gian vi hàm súc.
Chỉ đoan lực thấu điện, cốt tiết phong lăng khởi, thần thái tự viên tiệp, túc đạp như miêu cự.
Nhất xúc tức bạo phát, tạc lực vô đoạn tục, học giải mạc hiếu kỳ, bình dị sinh thiên thú.
Phản anh tầm thiên lại, khu nhu tự đồng dục, vật vong vật trợ trường, thăng đường tiệm nhập thất.
Như nhược luận ứng địch, quyền đạo vi mạt kỹ, thủ tiên lực quân chỉnh, khu nữu bất thiên ỷ.
Động tĩnh hỗ vi căn, tinh thần đa ám thị, lộ tuyến đạp trọng tâm, tùng khẩn bất hoạt trệ.
Hoàn chuyển cẩn ổn chuẩn, câu thác hỗ dụng nghi. Lợi độn trí hoặc ngu, thiết thẩm đối phương ý.
Tùy khúc hốt tựu thân, hư thực tự chuyển dịch, súc lực như cung mãn, trước địch tự điện cấp.
Ưng thiêm hổ thị uy, túc oản như đâu nê, cốt lạc dữ long tiềm, hỗn thân tận tranh lực.
Súc ý khẳng nhẫn ngoan, đảm đại tâm canh tế, phách triền toàn quả hoàng, tiếp xúc sủy thời cơ.
Tập chi nhược hằng cửu, bất kỳ tự nhiên chí, biến hóa hình vô hình, chu hoàn ý vô ý.
Sất trá tẩu phong vân, bao la tiểu thiên địa, nhược tòng tích tượng sánh, lão trang dữ phật thích.
Ban mã cổ văn chương, hữu quân chung trương tự, đại lý vương duy họa, huyền diệu tương tự.
Tạo nghệ hà năng nhĩ, thiện dưỡng ngô hạo khí, tổng chi tận trừu tượng, tinh thần tu thiết thực.
8. Các bước luyện tập
Bước luyện tập căn bản nhất của môn quyền này là tập đứng ngay thẳng như cột. Môn quyền này có tác dụng đối với việc rèn luyện hệ thống thần kinh, điều chỉnh hô hấp, lưu thông mạch máu, thư thái cơ bắp, đó cũng là một trong những cách dưỡng sinh để có trí lực khỏe mạnh, hay còn gọi sự vận động để có được cuộc sống thoải mái nhất. Tiếp theo là học cách thử lực, thử tiếng, thể nghiệm sự hô ứng không khí với sự căng chùng của lực, cách nhận biết được khả năng của mình, các quy tắc cần thiết về sự tương trợ giữa yếu tố hư và thực. Cuối cùng là học để tự vệ. Trình tự các giai đoạn được trình bày ở phần dưới đây.
Đứng thẳng như cột
Đứng thẳng như cột tức là trạng thái đứng phải bình ổn và thăng bằng. Bước đầu tiên là phải học cách đứng cơ bản giống như cái cột. Khi tập trước hết phải kết hợp bố trí toàn bộ bố cục làm sao cho thỏa đáng, phải tạo cảm giác vững vàng từ bên trong, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, thân hình ngay ngắn, đỉnh thẳng, thần thái nghiêm túc, lực đều, khí tĩnh, thở bình, biết nghĩ xa, eo lưng thả lỏng, các khớp hơi cong một chút, gạt bỏ các mối ưu tư, giữ trạng thái tinh thần thanh thản, không để cho đối phương đoán biết được mình đang nghĩ gì, mà cũng không để yếu tố ngoại cảnh gây tác động bất lợi đến mình, tạo tư thế thoải mái, giống như là ngọn cây quý hiếm vươn mình đến tận mây xanh, tạo cảm giác du dương êm ái, ví như là đang bơi trong không khí. Sau đó tiếp tục thể nghiệm được cảm giác xao động của các tế bào cơ bắp, tức là việc rèn luyện đã có tác dụng, và tự cảm nhận đó là sự hoạt động bình thường. Nói về việc thay đổi sinh lý, nếu luyện tập đúng cách thì có thể làm cho những người bị mắc chứng thiếu máu được tăng thêm máu, người bị huyết áp cao thì có thể hạ được huyết áp mà vẫn có cảm giác khỏe mạnh bình thường. Nhịp tim cũng bình thường, có thể làm việc được bình thường. Về phương diện tinh thần, nếu bạn cảm thấy mình như đang ở trong lò luyện kim, thì khi đó bạn hãy cố gắng làm sao để mình có cảm giác không bị nung chảy. Để nhận biết được các tế bào vẫn đang bình thường, thì bạn không được phép miễn cưỡng luyện tập, càng không được có ảo tưởng. Nếu thực hiện theo cách rèn luyện trên thì cơ bắp của cơ thể tuy không được rèn luyện trực tiếp, nhưng vẫn có thể tự rèn luyện, thần kinh không được dưỡng mà vẫn có thể tự dưỡng, tạo cảm giác thoải mãi dễ chịu, vì vậy mà khí chất cũng được thay đổi dần dần, sức mạnh bản năng sẽ tự bộc phát ra ngoài. Nhưng điều mà bạn phải nhớ kỹ là thể xác và tinh thần không thể dùng lực, nếu không thì hơi có hiện tượng bị xung máu, mất cảm giác thả lỏng. Nếu không được thả lỏng thì khí sẽ ngưng trệ dẫn đến mất lực và khí thế, toàn thân uể oải. Nói tóm lại bất kể là đứng thẳng, thử lực hay thực hiện kỹ thuật ra đòn tấn công, một khi thở không bình thường hoặc có cảm giác căng thẳng thì dễ thực hiện động tác sai. Vì vậy người muốn học quyền phải thận trọng khi thực hiện các động tác.
Thử lực
Sau khi luyện tập được bước cơ bản trên đây tức là bạn đã có nền tảng tương đối, đó là điều kiện để bạn phát triển tất cả khả năng của mình, bạn phải tiếp tục học cách thử lực và có tinh thần thể nghiệm các động tác tạo sức lực, để có được hiệu quả chân thực. Phần luyện tập này là điều quan trọng nhất và cũng là công việc khó khăn nhất của bộ môn quyền này. Thử lực là tạo nguồn lực cho bạn, lực thử sẽ được sử dụng vào những lúc cần thiết. Khi tập phải giữ cho thân mình luôn thăng bằng, cơ bắp linh hoạt. Thực hiện động tác phải có thần thái, chậm tốt hơn nhanh, chậm sẽ thắng nhanh, tạo cảm giác muốn hành động nhưng lại không hành động, hoặc ngược lại, có cảm nhận nhạy bén ở mọi lúc mọi nơi, toàn thân có thể ứng hợp được với lực của vũ trụ. Khi muốn ứng hợp với lực của vũ trụ, thì trước tiên phải cảm nhận được bầu không khí, sau khi cảm nhận được thì từ từ hô ứng, tiếp theo là thử khí, để phát huy tác dụng tạo khả năng tranh đấu từ trong nội tâm. Khi tập cần phải thể nghiệm trở lực của không khí xem nó như thế nào, tức là phải học cách tạo sự ứng hợp để có sức mạnh tương đương với trở lực. Khi mới thử tập thì tập bằng tay, dần dần tập toàn bộ các bộ phận có liên quan để có thể nhận biết được loại lực này, khi đó khả năng tiềm ẩn sẽ dần dần được bộc lộ, nếu kiên trì tập thì sẽ có hiệu quả kỳ diệu mà bạn không thể ngờ tới. Hơn nữa bạn sẽ dễ dàng tập được các đường quyền khác để tạo sức mạnh. Ý chí không được để gián đoạn, tinh thần không được để phân tán, toàn thân từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ trước ra sau đều phải nhớ giữ ở thế có thể phát huy được tác dụng, như vậy sẽ dễ dàng có được sức mạnh cần thiết. Động tác thử lực có rất nhiều tên, ví dụ như: Súc lực, đàn lực, kinh lực, khai hợp lực, và các loại sức lực như: Trọng tốc, định trung, triền miên, xanh bão, tam giác... Đồng thời phải chú ý tất cả các khớp không được để ở thế cong gập, cũng không được để phóng túng. Lực của quyền đều là sự thể nghiệm của tinh thần. Nói tóm lại kết quả của sự tương hỗ giữa sự vận động của cơ bắp và tinh thần là sức lực, nó có mối quan hệ liên đới mật thiết với nhau, nếu phân tách ra thì phương pháp thực hiện sẽ là phiến diện.
Tóm lại, mọi sức mạnh đều là sự tập hợp thống nhất và là sự kết hợp chặt chẽ giữa bên trong và bên ngoài của tinh thần để đưa vào vận dụng. Nếu đem tách riêng ra, thì nó sẽ trở thành một dạng quyền đạo trống rỗng như một cỗ máy chỉ còn cái vỏ bên ngoài mà các bộ phận bên trong thân máy đã bị hư hỏng. Hay nói cách khác là quyền thuật không mang ý nghĩa tinh thần. Theo kinh nghiệm hành nghề hơn bốn mươi năm của bản thân, tôi cảm nhận sâu sắc rằng mọi nguồn sức mạnh đều được sản sinh ra từ cái hồn nguyên thủy, và nó được phát triển mở rộng không ngừng, có thể trong khoảng không gian vô tận không cảm nhận được sự tồn tại của ta, nhưng trong khoảng không gian hỗn lại có thể nhận thức dần dần qua từng khái cạnh vô cùng nhỏ bé, từ đó thu được kết quả. Đó cũng là điều giúp tôi ngộ nhận ra, mọi thứ học thuật hầu như đều tồn tại sự mâu thuẫn với nhau, hơn nữa cũng không có loại học thuật nào được coi là trọn vẹn. Phải xóa nhòa mâu thuẫn thì mới giao lưu được với nhau, như vậy có thể tiến hành hợp tác phân công thực hiện, nếu không sẽ rất khó nắm bắt được chân lý. Còn về cách thức vận dụng sức mạnh, bí quyết để thống nhất, hoàn toàn không được quyết định bởi hình thức tốt hay xấu, tư thế phức tạp hay đơn giản, mà phải được chi phối dẫn dắt bởi ý nghĩa về mặt chi phối tinh thần, và mọi mặt công việc bên trong bên ngoài phối hợp ra sao. Khi làm động tác, về mặt hình thức bất luận là xuất ra một thu về hai, cùng xuất ra hết chỉ thu vào một, tiến ngang đánh dọc, đánh chính diện hay bên cạnh sườn, trên toàn thân chỗ nào cũng được coi là trọng điểm, trong đó có tất cả các quy tắc về diện và tuyến, mọi chi tiết đều được dự báo trước, phân biệt rõ đòn nặng đòn nhẹ, miếng chặt miếng lỏng, có điều không được biểu lộ ra trên nét mặt, dùng sức không có trọng điểm và cũng không bị ngắt quãng, càng không thể gây ra cảm giác nặng nhẹ, cho dù là đòn dứ hay đòn thật, tất cả đều phải duy trì toàn cơ thể buông chùng và xúc tích, ngoài ra còn phải duy trì tốt khả năng nghe trong lúc chờ đối phó sự van chạm, đồng thời tâm trạng cũng phải hướng nội, gân cốt sẵn sàng phản ứng. Cố gắng tạo ra một khoảng không gian đảm bảo khoảng cách ba thước xung quanh cơ thể, trong phạm vi khoảng không gian đó, ngỡ như được bố trí đầy đao kiếm đan chéo vào nhau, có hàng vạn mũi tên sẵn sàng phóng đi bất kỳ lúc nào, tất cả đều được thể hiện trên sự vận chuyển co duỗi của cơ bắp gân cốt và râu tóc, quan sát trên toàn thân thì sẽ thấy
bất kỳ bộ phận nào cũng tạo ra được cảm giác sức mạnh cuồn cuộn tuôn trào, không để lộ kẽ hở nào, ở đâu cũng tràn đầy sức lực có thể vận dụng, mô tả thì có vẻ rườm rà, nên không nói nhiều, người học sẽ vận dụng tâm trạng để nhận biết. Nếu như cơ thể thu nhận được các nguồn lực nói trên, cũng đừng lầm tưởng rằng sự nghiệp học quyền đã đến hồi kết, thực tình chỉ mới được trang bị một chút vốn liếng ban đầu, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã có đủ điều kiện và khả năng để học quyền. Nếu như bạn đã nắm được bí quyết điều phối kết hợp hài hòa cân đối giữa lên gân với thư giãn, giữa hư và thực, biết điều chỉnh các trạng thái một cách thỏa đáng, thì cũng chưa thể được coi là tinh thông võ thuật, bởi nếu chưa từng trải trận mạc, chưa giao tranh nhiều với kẻ thù, thì coi như chưa học đến nơi đến chốn. Muốn đạt đến trình độ đỉnh cao của sự thông thái, phong độ hơn người, đòi hỏi công lực phải thuần khiết đến mức không cần phải suy nghĩ, cũng chẳng phải đắn đo cân nhắc, muốn làm thế nào cũng giành được phần thắng về mình. Nếu chẳng hiểu biết mà liều lĩnh hành động, thì đó chỉ là sự vận dụng sức mạnh theo bản năng mà thôi. Nói đến chi tiết dùng sức cụ thể thì điều cần kiêng tránh là ra đòn vu vơ không xác định mục tiêu, tuy vậy cũng không hoàn toàn phủ nhận tác dụng của những miếng đòn vu vơ, nếu không có nó thì lại rất khó đạt đến mức độ kỳ diệu.
Thử tiếng
Thử tiếng nhằm hỗ trợ khi thử sức nhỏ yếu chưa đạt yêu cầu, hiệu lực của thử tiếng là nhờ sóng âm kích thích đến toàn bộ hoạt động của tất cả tế bào bên trong cơ thể, bản thân không bị đe dọa, ngược lại đối thủ nghe thấy lại cảm thấy khiếp sợ vô cùng, bởi vì tiếng và lực cùng phát ra trong một thời điểm khác với tiếng thét nhằm làm cho đối thủ hoảng sợ ở chỗ khi thử tiếng thì hơi thở trong miệng không được đẩy ra ngoài, mà vận dụng âm thanh để chuyển hóa trong nội tại thành công lực. Lần thử ban đầu cần phát ra tiếng, dần dần từ chỗ phát ra tiếng biến đổi thành không phát ra tiếng. Tiếng nói của mỗi người một khác, nhưng khi thử tiếng thì ai cũng giống nhau, tiếng đó nghe như chuông dóng trong khe núi. Người xưa nói: “Thử tiếng ví như cái gốc trong các cung bậc âm thành của chuông vàng, không thể dùng ngôn ngữ bút mực để mô tả hình dung, người học quyền phải thông qua quan sát thần thái, suy ngẫm đạo lý, nghe ngóng âm thanh, đoán biết ý tứ, cuối cùng là thử cảm nhận trạng thái sức mạnh ẩn chứa bên trong để lĩnh hội”.
9. Tự vệ
Tự vệ chính là sự vận dụng kỹ thuật để chống trả, bạn cần phải nhớ rằng đôi khi hiệu quả của động tác lớn không bằng động tác nhỏ, và hiệu quả của động tác nhỏ thì lại không bằng không làm động tác gì, như vậy bạn phải hiểu rằng không làm động tác gì mới được coi là động tác liên tục mạnh mẽ nhất. Ví như chiếc bánh xe hay đồ chơi con quay của con trẻ, nó quay nhanh đến mức tưởng như đứng yên một chỗ. Khi quan sát đối phương ra đòn, thì mình không ra đòn, có nghĩa là không biểu hiện sức mạnh. Cái gọi là không ra đòn tức là cách ra đòn nhanh nhất, hay nói cách khác là ra đòn cực nhanh giống như không ra đòn, biết cách kết hợp giữa đánh và dừng sẽ cho ta thấy hiệu quả vận dụng hết sức kỳ diệu, đa phần các động tác đều do thần kinh chi phối, ý niệm dẫn dắt, sức bật của hơi thở, thế vững chãi của cơ thể, ứng biến của miếng đánh, thay đổi của trọng tâm. Tất cả đều là những giải pháp hay, nếu được vận dụng một cách linh hoạt và thỏa đáng, thì đó sẽ là gốc rễ cơ bản của việc chống trả tự vệ. Ngày thường bạn cần thường xuyên luyện tập vung tay đá chân để chuẩn bị cho những lúc cần ứng phó mau lẹ, cần cảm nhận và lĩnh hội được thật nhiều từ thế giới trống không xung quanh nhưng lại mang đầy vẻ huyền bí, đó là những kiến thức đáng quý. Trong cách đánh của người học quyền, cho dù chưa đủ độ chín, thì vẫn phải kinh qua những trình tự cần thiết, nếu gặp phải đối thủ chậm chạp căng thẳng, thì bạn sẽ thấy biểu hiện đó lộ rõ ở trọng tâm, vị thế, miếng đánh, điều này không cần phải bàn cãi. Nếu động tác mau lẹ, nhưng tư thế cơ thể không vững chãi, rất giống như loài khỉ vượn, không thể đánh giá kẻ đó đã hội tụ đủ toàn bộ công lực, nếu bạn muốn có tốc độ ra đòn nhanh chóng, khiến người bình thường nói chung không kịp ứng phó, thì thường ngày phải dày công nghiên cứu về cách đánh. Trong quá trình học, trước hết hãy rèn luyện cho phần bụng dưới chắc nịch, phần mông vững vàng, rèn tập những thế đánh giành riêng cho đầu, tay, vai, cánh tay, đầu gối, háng với những miếng đánh như đấm, móc, đè, gánh, cưa, cắt, bóp, vuốt, chồng chéo, bó, dẫm, đạp, chắn, đẩy, giật, cuộn, chống đỡ, trượt, bám, bước xoay tròn, bước dẫn tiến, bước tiến, bước lùi, bước thuận, bước ngang, bước đủ, bước nửa, bước chéo, đánh chính diện, bước chính diện, đánh chéo sườn, đánh toàn diện, đánh từng phần, đánh cuốn chiếu từ trên xuống, đánh từ hai bên, từ trong ra ngoài, từ trước vòng ra sau, khi ngừng đánh thì ý thức cảnh giác vẫn thường trực, ý thức cảnh giác tạm nghỉ thì thần thái vẫn phải luôn sẵn sàng. Khi vận động, khi nghỉ yên, những đòn đã đánh và những đòn đang chờ thời cơ, những đòn đánh lừa, tất cả những phần đó nếu không được thực tập, thì sẽ không dễ tiếp thu được, trước sau vẫn chưa đạt đến độ chín, người thông minh hiểu biết rộng thì không cần phải nói nhiều vẫn có thể hiểu được điều này.
10. Thế đứng khi ra đòn
Thế đứng khi ra đòn và thế đứng cơ bản về mặt hình thái hơi khác nhau, tuy nhiên vẫn dựa trên một số nguyên tắc ban đầu, là bước chân hình chữ bát, được đặt tên là đinh bát bộ, còn có bước cung tên, tương ứng với nửa đinh bát bộ, trọng lượng được phân bố ở chân trước ba phần, chân sau bảy phần, còn sức mạnh chống đỡ hai cánh tay thì được phân bố trong bảy ngoài ba, khi nào ra đòn đều đảm bảo sức lực luôn cân bằng, rồi trở lại trạng thái ban đầu. Ví như chiếc lò xo trong súng pháo, thường xuyên hoạt động co duỗi, cự ly ứng biến của tay chân, xa nhất không quá một thước, gần nhất không vượt một tấc, chuyển đổi mau lẹ, thiên biến vạn hóa từ phía trước ra phía sau, từ bên này sang bên kia, vận dụng càng linh hoạt thành thục thì càng đạt đến độ chín. Còn về cách vận dụng các trạng thái căng chùng chìm nổi, cân nhắc lựa chọn giữa nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, cự ly tung ra đòn đánh nên gần hay nên xa, sự phối hợp giữa các tư thế, dồn sức đánh đòn dứ hay đòn thật, hay ra đòn gió trong khoảng không, cũng như chọn lựa thời cơ… sau đó sẽ dần dần bàn bạc trao đổi vấn đề tổng thể trong quyền học. Thường ngày, hãy giả định tình huống trước mặt bạn xuất hiện hổ báo, khi đó bạn phải ứng phó kịp thời, tạo thế ra đòn thật chính xác, để mưu lấy sự sống còn. Trong giai đoạn nhập môn học đánh võ, chỉ có một con đường, hoặc gọi là phép tắc sơ khởi. Tiếp sau đó là trình bày về cách vận dụng ba yếu tố tâm trạng, ý thức và sức mạnh.
Vận dụng tâm trạng
Thế đứng khi ra thế võ cần phải để cơ thể trong khoảng không gian thăng bằng thoáng đãng, tinh thần phấn chấn, ý thức thông suốt, ví như tuấn mã phi nhanh, như thần long gầm thét, đầu ngửng cổ thẳng, hơi thu ngực, toàn thân tràn đầy khí thế, gắn bó mật thiết với môi trường xung quanh, ngón chân bám chặt vào mặt đất, hai đầu gối vững chãi, lực hướng lên phía trên, gót chân hơi nhón lên cao, tạo ra khí thế như gió bão cuộn lùm cây, tưởng như đủ sức làm cây bật gốc bay lên, lắc lư chao đảo. Mô tả cụ thể hơn là nắm tay rắn chắc, tóc dựng như ngọn kích, toàn bộ cơ thể uốn lượn hết sức nhịp nhàng, uyển chuyển tự nhiên. Sức mạnh khi ra đòn như giành giật với trời đất, vai nhô cánh tay nằm ngang, phóng ra thu về một cách mạnh mẽ, phần trên chắc mạnh, phần dưới chùng lỏng, tung hứng phối hợp chặt chẽ, không bao giờ để rơi vào tư thế mất thăng bằng, đầu ngón tay đâm chéo, hai bên móc lên, uốn ra ngoài hay quắp vào bên trong, tạo ra cảm giác như có thể xô nhào cả hòn núi, xê dịch cả trái đất, cơ bắp gân cốt đầy sức lực, khớp xương linh hoạt, cơ thể thu gọn, tâm trí tập trung vào động tác đầy vẻ suy tư, tung sức ngang dọc, hai vai dãn ra thu vào, hướng thẳng về phía trước, sẵn sàng nhào lộn giao tranh, tóc râu dựng đứng, lưng thẳng sườn ngay. Bụng thót tròn, ngực hơi thu, khi vận động ví như hùm dữ đi lùng sục con mồi trong núi, rừng cây ngỡ như nghiêng ngả, sườn núi ngỡ như sắp sạt lở. Toàn thân mềm mại như rắn thiêng cuộn mình, sốt sắng như có lửa đốt, như rồng dữ sợ sấm sét vụt bay đi, có ra cảm giác gân cốt như đang bị kích động, sức mạnh như thuốc súng bùng nổ trên bàn tay, nỏ thần sắp bật lẫy, con chim sẽ không kịp né tránh, tưởng như được thần thánh giúp sức, tiếp thêm dũng khí. Gặp bất kỳ sự việc gì cũng đều để mắt chú ý, như lưới trời không bỏ sót bất kỳ một tình huống nào, không gì có thể qua mắt, sương tuyết phải nhường bước cỏ cây. Ra đòn nhanh chóng thần tốc không gì sánh kịp, vì vậy gọi là “động tác siêu tốc” để thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy của tâm trạng, nhanh hơn mọi thứ vận tốc tồn tại ở trên đời. Những điều mô tả trên đây đa phần tương đối trừu tượng, nhưng về tinh thần lại phải thiết thực, tránh rơi vào trạng thái hoang tưởng viễn vông.
Vận dụng về sức lực
Ngoài việc vận dụng về tâm trạng, thì vận dụng sức lực càng quan trọng cần thiết hơn, hơn nữa phải thể hiện được sức lực tài năng, không phải là sức lực phiến diện. Phần đông mọi người phải thử sức để đề ra yêu cầu. Khi luyện tập, trước hết phải nắm được tiết tấu, không gian, cố gắng tạo thế cân bằng không bị xô lệch, tiếp sau đó là trọng tâm ra động tác phải cân đối, đòn gió, đòn thật có điểm mạnh, điểm yếu, điểm chắc, điểm chùng, nghĩa là lực tung ra vừa phải thích đáng, lợi dụng tư thế tuần hoàn như ánh sáng lúc tan lúc hợp, mềm mại và mạnh mẽ như ngọn sóng. Ngoài ra, râu tóc trên người có vẻ như thăm dò, hễ động vào là lập tức tỏ rõ khí phách, luôn luôn ở tư thế sẵn sàng ứng phó, vừa tiến công vừa phòng thủ, sẵn sàng xông vào quần thảo với kẻ địch. Đặc biệt cần chú ý dùng sức điểm huyệt, không được ra đòn một cách vu vơ không nhằm vào mục đích định sẵn. Tìm được chỗ sơ hở của đối phương để đánh, không đánh vào điểm mạnh, không chừng điểm mạnh lại là điểm yếu, vì điểm mạnh và điểm yếu thường xuyên chuyển đổi xê dịch một cách mau lẹ, nếu không phải là con người từng trải trận mạc thì không thể nắm bắt được điều này. Đánh dồn dập, đánh ác hiểm bằng nhiều đòn hỗn hợp cũng rất có lợi, trước hết phải đánh giá đúng và hiểu rõ đối thủ, đánh chính diện, sau đó nhanh chóng chuyển ra đánh chéo sườn, có thể hạ đo ván đối thủ. Vì vậy cần phải học tập chuyên cần, không được phép lơi lỏng, luôn có ý thức thận trọng tìm tòi suy nghĩ. Nếu xét về những trận đấu mang tính chất sống còn, được gọi là trận quyết đấu, khi đã quyết đấu thì không còn đạo nghĩa, phải nắm chắc bí quyết sáu chữ là: “Quyết đoán, chịu đựng, hiểm độc, cẩn trọng, chắc chắn, chính xác”, xác định tư tưởng cùng sống cùng chết, một mất một còn với đối phương. Nếu xét thấy đánh không đúng, thì không nên đánh, khi đã ra đòn phải xác định là chắc chắn có thể hạ gục được đối phương, khi đã hạ quyết tâm cao như vậy thì nhất định sẽ giành được phần thắng, kể cả trong trường hợp hai bên ngang sức ngang tài. Trường hợp tự nhận thấy tài nghệ của mình có phần kém cạnh đối phương, thì tốt nhất là nhường phần thắng cho họ. Nếu như hai bên cùng môn phái mà gặp nhau, cùng thử tài giao tranh, thì gọi là thi đấu hữu nghị để học hỏi cọ xát, về mặt tính chất khác hẳn với quyết đấu sống mái, cần phải coi trọng đạo nghĩa, trước hết phải quan sát đánh giá tài nghệ của đối phương ra sao, bày tỏ thái độ nhường nhịn, khiến họ cảm phục nể sợ cái uy cái đức của mình. Trước khi bước vào giao tranh, phải thi lễ chào hỏi bằng những lời lẽ ôn tồn, động tác lễ độ. Không được tỏ ra kiêu căng, xốc nổi, lên mặt, gây tổn hại đến hòa khí, có như vậy thì võ đức mới dần dần được phục hồi, các môn phái cổ mới được tồn giữ lâu dài, làm cho quyền phái của chúng ta trở nên vinh quang rạng rỡ, đó cũng là mong ước của người đời sau.