Tư thế thái cực:
Khởi điểm thân pháp, bởi tĩnh sinh ra động (trạng thái cơ thể từ tĩnh thư giản chuyển sang trạng thái hoạt động), không được cúi xuống trước, không được ngửa ra sau, không được vẹo sang trái, không được lệch sang phải, yêu cầu thuận hòa mà không chuyển động (yếu hòa mà bất lưu), thân thể thẳng đứng (trung lập) mà không dựa dẫm, ỷ lại (trung lập mà bất ỷ). Chân trái ở phía trước, chân phải ở phía sau. Gót của chân trái sát lại gần mắt cá của chân phải, tạo thành góc 45 độ như trong hình. Hai vai thư giãn, cần lỏng mở (tùng khai) để cho lực rũ xuống (vãng hạ thùy kình), hai trỏ khép chặt vào sườn. Hai bàn tay ôm lấy tim (bão tâm), tay trái để phía dưới, tay phải ở phía trên, ngón tay trỏ tay trái duỗi thẳng ra phía trước và nằm ngang thẳng (bình trực) ở phía dưới, ngón giữa tay phải cũng duỗi thẳng ra phía trước, ngang thẳng ở trên và đặt trên ngón trỏ của tay trái, hai ngón trỏ (tay trái) và giữa (tay phải) tương hợp. Đầu yêu cầu đội lên trên (đầu vãng thượng đính), gáy (cổ) yêu cầu dựng thẳng đứng lên (hạng trực thụ). Eo lưng yêu cầu đi xuống xã/trũng lực xuống phía dưới (hạ tháp kình), hai bẹn (lưỡng khố lí căn) cần cân bằng (quân bình) trừu kình hay hấp kình (trừu hay hấp kình nhừ là trừu tơ – kéo tơ là lực kéo ra rút ra ), hai gót chân cùng xoay hướng ra phía ngoài, hai đùi từ từ cong xuống như hình vẽ. Hai đùi cong yêu cầu tròn trịa (viên mãn) không được cứng ngắc khó hoạt động (cong cứng, cong chết), thân luôn luôn không được có 1 hào (1 hào bằng 1/10 li, nhẹ như cái lông) nỗ khí (gắng sức). Lúc khởi đầu, tâm ý giống như người ta tại đất bằng phẳng dựng lên cây tre vậy, tiến đến ở thời điểm tư thế đã lập định (đứng yên ổn không bị lay động - ổn định) thì tâm khí tự nhiên bình ổn trầm tĩnh cũng như việc không lệch nghiêng dựa dẫm vị chi đấy gọi là tâm cùng với ý hợp, ý cùng với khí hợp, khí cùng với lực hợp cái này gọi là nội tam hợp. Nếu mà không được như thế tất lúc đầu sai 1 hào dẫn đến cuối cùng sai lầm hàng nghìn dặm (sai 1 li đi 1 dặm). Những học giả cố gắng cầu học nên suy sét cho kỹ tường tận (thâm tác) đoạn này.
Lại có lời rằng khi tư thế đã lập định thì vị chi như là kê thối (chân gà), long thân (thân rồng), hùng bàng (vai gấu), hổ bão đầu (giữ đầu như hổ). Nó chính là cái ý: nhất khí bao gồm tứ tượng. Kinh dịch nói rằng: tứ tượng không lìa xa lưỡng nghi, lưỡng nghi không lìa xa nhất khí, nhất khí từ hư vô triệu chất sinh ra. Vậy gốc của lưỡng nghi sinh ra từ cái nhất khí vậy. Kê thối là hình dáng chân đứng độc lập vậy, long thân là cái hình thức của thân có 3 phần gấp (gẫy) vậy, hùng bàng là cái kình của gáy thẳng đứng vậy, hổ bão đầu là hay tay cùng ôm lại giữ cái uy thế như hổ rời hang vậy.