"Nguyen Viet Cuong đã viết:
À còn vấn đề gì nữa nhỉ? Bạn thanhenxui có phải bạn hỏi về câu "cực nhu nhuyễn thì cực dương sẽ cường" phải không. Theo tôi thì tôi hiểu thế này:
Về mặt khoa học: khi chúng ta luyện TCQ đến độ nhuyễn rồi, thì phải trải qua 1 quá trình dài. Khi đó thì cơ thể luôn thả lỏng, sự hít thở khí mang theo OXY nhiều nuôi cơ thể khỏe mạnh hơn. Quá trình dài như thế sẽ làm cho các bộ phận trong cơ thể sẽ cường tráng khỏe mạnh. Đó chính là:"cực nhu nhuyễn thì cực dương sẽ cường"
Về mặt Văn hóa:Bạn có thấy hình thái cực không, đó là hai con cá 1 màu trắng, 1 màu đen quấn lấy nhau, khi con cá đen nhỏ đi(đến bộ phận đuôi) thì bắt đầu đến (bộ phận đầu) con cá trắng to nhất. Đó chính là khi cực nhu (cực âm ) nhuyễn đến độ bé dần (học mà quên đi các chiêu thức, gặp tình huống nào thuận tiện thì vận động tay chân, thân hình cho phù hợp) thì lúc đó tự nhiên cực dương sẽ cường như đồ hình của thái cực vậy.
Không biết bạn có hiểu được điều này không nhỉ? Tôi chỉ nhìn thấy về hai góc độ đó thôi còn về các góc độ khác: ví dụ như năng lượng của cơ thể lúc đó thế nào thì chưa thấy được... rất mong các vị cao thủ chỉ giáo thêm."
-----------
Học thuyết âm dương của Trung Quốc ra đời với mục đích là giải thích tất cả các hiện tượng trong tự nhiên nên nhiều ngành học thuật của Trung quốc lấy học thuyết này làm nền tảng.
Với cá nhân người tập nếu dùng học thuyết này giải thích một số điều để an tâm trong quá trình học tập thì cũng tốt.
Ta không nên cố chấp đồ hình âm dương phải như thế này, phải như thế kia. Ai cũng có quyền hiểu theo cách của bản thân người đó miễn sao nó có tác dụng tốt.(một ví dụ vui là ta có thể nhìn đồ hình âm dương tưởng tượng ra một đôi trai gái đang quấn quít theo đồ hình 69,96

)