to apollo:
theo cái hiểu của tôi, đúng là phải có 1 lý luận chung - giải thích thế giới có trước - về mặt tư tưởng.
CÒn về TCQ, nói có trước lý luận về Thái cực thì là phi lý rồi. Nhưng khi tập, tập mãi, tập đúng thì nguwoif ta sẽ thấy cái đường hướng mà người ta theo sẽ giống cái lý về TC, và ngược lại, khi đã nhận cái lý của TC áp vào TCQ, người ta sẽ phát triển thêm cho hoàn thiện toàn bộ hệ thống TCQ.
Vì thế, nếu người đang tập, bị gò bó quá nhiều vào lý luận sẽ chẳng thể tập được, mà cần phải chuyên cần luyện tập theo ĐƯỜNG LỐI, chứ không phải theo cái yếu quyết của TCQ.
Nói gì thì nói, cũng chỉ là cái mà tôi hiểu thôi, chưa chắc đã đúng

to taijiman:
Tôi hiểu khác bác rất nhiều. Xin chia sẻ ở đây một chút cho vui, không phải luận đúng sai. Lực theo đường TCQ hay nội gia, là lực phát tự nhiên, và dụng ý (nhưng lực vẫn phải có). Vì thế không có chuyện lực lúc nào cũng đầy (vì thế là dụng lực, đúng phải là lực phát tự nhiên)
Về mặt dụng ý, thì Ý không có chuyện dứt hay không, mà chỉ có vấn đề Đặt ý, hay ĐỊnh Ý. Nghĩa là khi định làm gì, thì Ý phải ở nơi đó. Trong chiến đấu đường lối nội gia, Ý dụng rất nhiều, Dụng được Ý 1 tay, sẽ chuyển sang tay kia, định được 2 ý đí, sẽ sang ý của chân..... tập thì lâu, khi dùng thì nó là quán tính như hoạt động bình thường vậy.
ĐÒn ra liên miên chính là liên tục, khác với đòn ra liên tục, nhưung ko liên miên của ngoại gia. Ở cái chỗ dùng lực của ngoại gia - dùng ý của nội gia. Tay ra đòn là thực, tay thủ tụ Ý là hư, khi lực (tạm dùng lực - do Ý sinh chứ không phải dụng lực) tay ra đòn hết thì lực tay thủ lại dần đầy lên. Lý là thế, nhưng đòn thế (vẫn nhấn mạnh TCQ chỉ có 01 đòn - nói đòn thế chính là đường đi của động tác để có kình, có lực) phải thuận theo tự nhiên, thì tự sẽ thấy lực tuôn ra khôg bị đứt đoạn.
Còn nội chuyển, ngoại chuyển, là nói về nội công. Từ luyện nội công, cho đến khi dùng được nội công trong chiến đấu, đó là 1 quãng đường dài, như luyện quyền để dùng được quyền trong chiến đấu. Ý đến đâu, nội ngoại tương hợp, thống nhất trong toàn bộ cơ thể thì lực mới phát huy tối đa. (Thế mới nói quyền thuật Trung Hoa rất thâm, cái gì sinh ra ở đâu, đồng thời cũng chính là cái chỗ tử. Thế mới có chuyện Công Thủ Biến - Phản biến, phân hư thực trong động tác, che đi cái cửa sinh cũng là cái cửa tử)
Ý của cá nhân và dòng phái bên tôi nó vậy thôi, xin chia sẻ vậy thôi. Còn muốn giỏi phải luyện, chứ lý luận khôgn thể cho được thành quả.
Kính bác